Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn là khái niệm khá quen thuộc đối với chị em phụ nữ, tuy nhiên, để hiểu rõ được tầng sinh môn là gì và có vai trò ra sao đối với cơ thể thì không phải ai cũng biết.

Tầng sinh môn là khu vực nhạy cảm mà nhiều chị em rất ngại khi nhắc đến. Có lẽ chính bởi vậy nên sự hiểu biết của chị em về vấn đề này khá hạn hẹp. Bài viết này sẽ giúp các eva hiểu tường tận hơn tầng sinh môn là gì và chúng có vai trò như thế nào đối với phái đẹp.

1. Tầng sinh môn là gì?

tang-sinh-mon-la-gi-1

Tầng sinh môn là phần nông của sàn chậu có chiều dàng khoảng 4-5 cm, đây chính là phần mô nằm giữa âm đạo và hậu môn.

Tầng sinh môn (bộ phận sinh dục nữ) là một hệ thống sinh lý trong cơ thể nữ giới với nhiều chức năng phức tạp: giao hợp, tiếp nhận tinh trùng  thụ tinh, cấy thai, nuôi thai và sinh con. Các cơ quan chính trong bộ phận sinh dục phụ nữ nằm trong phần dưới cùng của bụng xuống đến đáy chậu, dưới ruột, trước hậu môn. Cơ quan sinh dục bên ngoài thường nằm khuất phía dưới, được che kín bởi lông hạ bộ còn khi đứng thẳng thì được che bởi phần trên của hai đùi.

2. Cấu tạo của tầng sinh môn như thế nào?

Tầng sinh môn gồm tất cả các phần mềm cân, cơ, dây chằng bịt lỗ dưới khung chậu. Tầng sinh môn gồm có 3 tầng: tầng sâu, tầng giữa. tầng nông. Mỗi tầng gồm có cơ và được bao bởi một lớp cận riêng.

tang-sinh-mon-la-gi-2

Tầng sinh môn gồm có 3 tầng: tầng sâu, tầng giữa. tầng nông. Mỗi tầng gồm có cơ và được bao bởi một lớp cận riêng.

– Tầng sâu: Gồm cơ nâng hậu môn và cơ ngồi cụt được bao bọc bởi hai lá cân của tầng sinh môn sâu.

– Tầng giữa: Gồm cơ ngang sâu và cơ thắt niệu đạo, cả hai cơ đều nằm ở tầng sinh môn trước và được bao bọc bởi hai lá cân tầng sinh môn giữa.

– Tầng nông: Gồm năm cơ (cơ ngang nông, cơ hành hang, cơ ngồi hang, cơ khít âm môn và cơ thắt hậu môn) trong đó có cơ thắt hậu môn nằm ở tầng sinh môn sau, 4 cơ còn lại nằm ở tầng sinh môn trước.

Các cơ quan chính trong bộ phận sinh dục phụ nữ nằm trong phần dưới cùng của bụng xuống đến đáy chậu, dưới ruột, trước hậu môn, còn các cơ quan sinh dục bên ngoài thường nằm khuất phía dưới, được che kín bởi lông hạ bộ còn khi đứng thẳng thì được che bởi phần trên của hai đùi.

3. Chức năng của tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn có chức năng bảo vệ, nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu như tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang. Đây chính là cửa giao hợp tiếp nhận tinh trùng và tử cung đồng thời đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tình dục cho phụ nữ. Trong quá trình sinh nở của phụ nữ, tầng sinh môn có vai trò rất quan trọng. Khi chuẩn bị lâm bồn, tầng sinh môn sẽ giãn nở để đưa thai nhi ra ngoài.

tang-sinh-mon-la-gi-3

Trong quá trình sinh nở của phụ nữ, tầng sinh môn có vai trò rất quan trọng. Khi chuẩn bị lâm bồn, tầng sinh môn sẽ giãn nở để đưa thai nhi ra ngoài.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những lần sinh nở, thời gian và tuổi tác mà các chức năng của tầng sinh môn sẽ bị ảnh hưởng và xuống cấp nghiêm trọng. Dù sinh mổ hay sinh thường thì đều có thể khiến tầng sinh môn bị tổn thương nghiêm trọng và nhanh chóng bị lão hóa theo thời gian.

Sau sinh, nhiều chị em bắt đầu gặp phải tình trạng âm đạo bị lão hóa và thay đổi rất nhiều so với hồi con gái. Không chỉ giảm khoái cảm tình dục, âm đạo giãn rộng còn khiến phụ nữ dễ mắc bệnh phụ khoa như viêm nhiễm, sa tử cung…Chính vì thế mà nhiều chị em đã phải tìm tới các phương pháp thẩm mỹ hiện đại để “tân trang” cho tầng sinh môn như thời thanh xuân, tăng cảm giác thăng hoa khi gần gũi bạn đời.

tang-sinh-mon-la-gi-4

Dù sinh mổ hay sinh thường thì đều có thể khiến tầng sinh môn bị tổn thương nghiêm trọng và nhanh chóng bị lão hóa theo thời gian.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp thẩm mỹ tầng sinh môn hiện đại, giúp chị em lấy lại vẻ đẹp quyến rũ như thời con gái. Chị em có thể ghé qua các bệnh viện thẩm mỹ uy tín để được bác sỹ kiểm tra và tư vấn phương pháp phù hợp nhất.

0 nhận xét:

Nâng mũi Thu Cúc